Có nên nhổ răng khôn không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Nhiều thông tin cho rằng nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ, thần kinh... càng khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Có nên nhổ răng khôn không?
Răng khôn mọc lên thường gây các triệu chứng như: đau nhức hàm, sưng đỏ nướu, khó há miệng...
Ngay khi những cảm giác khó chịu do răng khôn mọc lên xuất hiện, đại đa số mọi người sẽ muốn nhổ ngay nó đi. Tuy nhiên, vấn đề có nên nhổ răng khôn hay không lại khiến nhiều người băn khoăn nên chần chừ, do dự.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Không phải mọi trường hợp mọc răng khôn đều nên nhổ. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn được xem là cần thiết khi:
Có nên nhổ răng khôn khi nó mọc lệch, chèn ép và làm răng số 7 bị viêm*
- Nó mọc lệch làm cho răng kế cận bị đau và giảm chức năng ăn nhai.
- Hàm bị tổn thương do có u nang xung quanh răng khôn.
- Răng mọc lệch làm xô lệch cả hàm.
- Xảy ra nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng trong cùng.
Hầu hết các trường hợp băn khoăn có nên nhổ răng khôn không rồi phải đưa ra quyết định nhổ là do răng mọc lệch, mọc ngầm. Nếu lúc này không nhổ sớm thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng:
- Viêm lợi trùm
Do mọc lệch nên răng khôn thường gây ra tình trạng lợi trùm, thức ăn có điều kiện bám vào kẽ giữa lợi và răng. Hệ lụy sinh ra từ đó là việc làm sạch răng trở nên khó khăn, vi khuẩn dễ phát triển để gây ra nhiễm trùng khiến xung quanh bề mặt răng sưng tấy, đau buốt.
- Viêm nha chu
Đây là trường hợp xảy ra khi răng khôn mọc thẳng nhưng lại bất thường về hình dạng. Điều này khiến cho thức ăn bị nhồi nhét lâu ngày ở kẽ răng gây nên sâu răng, răng bên cạnh bị viêm nha chu.
- Răng mọc chen chúc
Nhiều khi răng khôn mọc xô lấn sang răng số 7 hoặc đâm thủng chân (thân) răng số 7. Hậu quả là chiếc răng này bị viêm hoặc thậm chí còn biến mất luôn.
- Sâu răng
Do răng khôn mọc lệch nên kết hợp với răng số 7 tạo thành khe giắt thức ăn, khó làm sạch. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến sâu răng số 7 và răng khôn.
- Viêm mô tế bào
Người bị viêm mô tế bào thường xuất hiện triệu chứng phồng, căng má và sờ vào thấy đau. Không những thế họ còn khó nhai nuốt, đau khi há miệng, cứng hàm, bưng mủ ở chân răng.
Nên làm gì sau khi nhổ răng khôn*
Trường hợp không nên nhổ răng khôn
Việc nhổ răng khôn thực ra sẽ là không cần thiết khi:
- Sự xuất hiện của nó không gây hại cho răng số 7.
- Răng khôn không có sự bất thường về hình dạng.
- Răng mọc thẳng, khớp với răng đối diện tốt.
- Mắc các bệnh lý mạn tính như: rối loạn đông máu, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh thần kinh,...
- Đang mang thai hoặc cho con bú.
Tự mình đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn không là một quyết định không hề dễ dàng. Tốt nhất bạn nên trao đổi với nha sĩ về tình trạng răng khôn của mình để có được lời khuyên tốt nhất.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Để nhanh chóng hồi phục, giảm cảm giác đau đớn do nhổ răng, sau khi thực hiện việc làm này, cần lưu ý:
- Tuân thủ đúng mọi hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ nha khoa.
- Uống thuốc đúng đơn, đúng liều, đúng thời gian do bác sĩ chỉ dẫn.
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nếu chưa được bác sĩ cho phép.
- Thăm khám ngay lập tức nếu hiện tượng chảy máu, sưng, sốt, đau kéo dài để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng hoặc nhiễm trùng.
- Tái khám định kỳ để kiểm tra và theo dõi vết thương.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc có nên nhổ răng khôn không mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.