Niềng răng thưa là phương pháp chỉnh sửa răng thưa được nhiều chuyên gia đánh gia cao bởi mang lại hiệu quả lâu dài, tính thẩm mỹ cao và không xâm hại đến cấu trúc răng. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn loại khí cụ nha khoa phù hợp với điều kiện kinh tế của mình thông qua tư vấn của bác sĩ điều trị.
Niềng răng thưa có ưu điểm gì?
Niềng răng thưa là kỹ thuật tạo ra lực kéo để làm cho các răng di chuyển. Từ sự di chuyển này, bác sĩ tận dụng để kéo các răng thưa di chuyển lại gần, sát khít với nhau, sao cho đạt độ đều đặn và kín khít nhất. Do đó, niềng răng có thể tạo ra hiệu quả điều trị răng thưa như ý, xóa hết các khe răng thưa, đưa hàm răng về tỉ lệ chuẩn, cân đối và hài hòa.
Răng thưa gây ảnh hưởng thẩm mỹ và nhiều vấn đề răng miệng nảy sinh* |
Ngoài ra, còn nhiều ưu điểm khác mà bạn nên lựa chọn niềng răng để chữa răng thưa, cụ thể như sau:
- Niềng răng thưa tạo ra là lực kéo để răng di chuyển cho các răng sát khít lại với nhau. Ngoài tác động này, niềng răng không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào khác tới răng, nướu và xương hàm, hoàn toàn không có xâm lấn nguy hiểm, không mài răng, không tổn thương nướu, không ảnh hưởng xấu tới xương hàm. Vì thế, niềng răng thưa là cách điều trị không gây xâm lấn, có tỉ lệ an toàn cao nhất.
- Chỉ cần bạn điều trị một lần duy nhất, hàm răng đạt được kết quả hết thưa trọn đời, không phải thực hiện thêm bất cứ chỉ định nào khác cho hàm răng.
- Có thể giúp chữa răng thưa và tạo cho vòm răng độ khum đẹp nhất, tạo điều kiện cho khớp cắn đạt được tỉ lệ chuẩn nhất. Đồng thời giúp khuôn miệng có được sự cân đối và hài hòa với toàn khuôn mặt.
Quy trình niềng răng mắc cài sứ đạt chuẩn quốc tế
Niềng răng thưa được áp dụng với đa dạng các loại khí cụ nhằm đáp ứng nhu cầu chỉnh nha của khách hàng. Theo đó, quy trình thực hiện niềng răng thưa bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân rồi tư vấn cho bệnh nhân rằng có phù hợp với niềng răng hay không, nếu có thì tiến hành khám chi tiết.
Các loại khí cụ niềng răng thưa được áp dụng phổ biến* |
Bước 2: Lấy mẫu, chụp hình răng
Khảo sát cấu trúc xương hàm cụ thể, sau đó dựa trên kết quả chụp phim để đưa ra cho bệnh nhân lời khuyên nên chọn loại hình niềng răng nào cho phù hợp. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành lấy mẫu, thu thập các thông tin quan trọng và chọn khí cụ chỉnh hình thích hợp nhất với từng bệnh nhân.
Bước 3: Lên phác đồ điều trị
Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cụ thể, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị. Phác đồ này diễn biến như thế nào còn tùy thuộc vào từng độ tuổi.
Bước 4: Cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng
Cạo vôi răng làm sạch răng miệng, loại bỏ các chất tồn đọng để tránh nguy cơ gây ra những vấn đề về răng miệng. Bởi trong quá trình niềng răng thưa, việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, những trường hợp có tổn thương về răng như: sâu răng, răng vỡ,… thì phải được xử lý xong để răng miệng ở tình trạng khỏe nhất.
Bước 5: Gắn mắc cài hoặc khay niềng
Bác sĩ trực tiếp gắn thun tách kẽ cho bệnh nhân niềng răng. Thun tách kẽ có tác dụng tạo khe hở giữa răng cần gắn và các răng kế cận. Sau đó, bác sĩ bắt đầu gắn mắc cài hoặc khay niềng răng trong suốt.
Quá trình di chuyển của răng thưa tùy thuộc vào từng cơ địa và khí cụ lựa chọn* |
Bước 6: Theo dõi quá trình điều trị
Sau khi gắn khí cụ niềng răng, khách hàng được bác sĩ điều chỉnh một lần để kéo về vị trí mong muốn. Quá trình theo dõi và điều trị quyết định trực tiếp đến kết quả cuối cùng của niềng răng thưa. Vì thế, để đảm bảo có hàm răng đều đẹp, bạn cần phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Kết thúc quá trình niềng răng thưa, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài ra khỏi răng cho bệnh nhân (đối với niềng răng mắc cài). Một số trường hợp phải sử dụng thêm hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng không bị di chuyển, tránh tái phát sau khi niềng răng. Thời gian đeo hàm duy trì còn phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của bệnh nhân.