Thuốc giảm đau răng cho trẻ em nên uống loại nào là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đau răng là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em như sâu răng, viêm chân răng... Vậy trẻ em đau răng nên uống thuốc gì để giảm đau? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thuốc giảm đau răng cho trẻ em tại nhà-1

Thuốc giảm đau răng cho trẻ em tại nhà


Đau răng không chỉ khiến trẻ có cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, phụ huynh cần tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Trẻ em có thể trồng răng cửa không?


Thuốc giảm đau răng có rất nhiều loại, chủ yếu là những loại thuốc kháng sinh mang tác dụng giảm đau thông thường, bạn có thể tìm mua ở các tiệm thuốc. Thế nhưng, bạn không nên tùy tiên sử dụng mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ. 


Metronidazole sử dụng kết hợp với Spiramycin được đánh giá là một loại kháng sinh mang tác dụng giảm đau hiệu quả. 


Alpachymotrypsin được sử dụng trong trường hợp trẻ đau răng có xuất hiện dấu hiệu sưng nướu.


Docyxyline, Amoxicyline, Tetracyline, Penicilline là những loại thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân có thể được chỉ định.

Thuốc giảm đau răng cho trẻ em tại nhà-2

Cách điều trị đau răng cho trẻ em hiệu quả


Thuốc giảm đau răng cho trẻ em chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Cách tốt nhất là bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây đau răng để có phương pháp điều trị hiệu quả.


Nếu là đau răng do bị sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô răng bị sâu, sau đó trám bít lỗ sâu lại, ngăn không cho vi khuẩn tấn công. Trường hợp nặng hơn sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh để giảm đau.


Đau răng do viêm nướu, viêm nha chu cần phải làm sạch khoang miệng, lấy cao răng để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại, sau đó sử dụng thuốc kháng sinh để giảm đau và sưng.


Để phòng ngừa tình trạng đau răng do bệnh lý răng miệng gây ra, ba mẹ cần tạo cho trẻ thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn bằng cách dùng chỉ nha khoa và súc miệng, chải răng với kem đánh răng chứa fluor 2 lần/ ngày và cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. 

 
Top