Dịp đông xuân và kéo dài cho đến hết mùa xuân là thời điểm các bệnh như sởi, thủy đậu, các bệnh do virus khác bùng phát. Trong đó bệnh thủy đậu (hay bệnh trái dạ) nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh này.

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu

Sau khoảng 10 đến 14 ngày virus varicella zoster xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc dịch tiết, người bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện triệu chứng nhiễm thủy đậu đầu tiên. Các triệu chứng phổ biến của thủy đậu là sốt, đau đầu, đau cơ, nôn ói, các mụn nước đường kính vài milimet nổi ở đầu mặt, chi và thân.



Bệnh thủy đậu thường có biểu hiện đầu tiên là sốt

Nếu bị nhiễm trùng các mụn nước này sẽ chuyển sang màu đục do có chứa mủ. 1 – 2 ngày sau sẽ xuất hiện nốt đậu, nốt đậu càng nhiều thì bệnh càng nặng. Tuy nhiên, nốt đậu mọc thì người bệnh thường sẽ giảm sốt và các mụn nước sẽ khô dần rồi tự bong vẩy sau vài ngày. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

– Nhiễm trùng tại các nốt đậu: Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp, tẩy trắng răng khi mang thai có được không… Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.

– Viêm phổi: Xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5.Bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn như ho ra máu, khó thở, sốt cao. Biến chứng rất nguy hiểm này có thể khiến bệnh nhân tử vong.


Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu là viêm phổi

– Viêm não: Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng viêm màng não vô khuẩn đến viêm não. Biến chứng này gây tỉ lệ tử vong 5-20% và để lại di chứng nặng nềm, thậm chí khiến người bệnh phải sống đời thực vật.

– Biến chứng với phụ nữ mang thai: Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Nếu mẹ đang mang thai dưới 20 tuần tuổi mà mắc bệnh thì khi sinh con sẽ có một tỉ lệ nhỏ mắc chứng bệnh thủy đậu bẩm sinh như: nhẹ cân, sẹo da,...

Cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Vì vậy khi phát hiện bệnh thủy đậu cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Hiện có hai cách điều trị bệnh thủy đậu là điều trị triệu chứng và điều trị virus. Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là phải làm sạch da và vệ sinh thân thể:


Khi phát triển bị thủy đậu cần đưa bệnh nhân đi khám càng sớm càng tốt

– Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.

– Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.

– Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn

– Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

–Ở thời gian lành bện, tuyệt đối không được để cho da tiếp xúc với ánh nắng và tránh cào gãi để da trầy xướt, nên nghỉ ngơi nhiều và bổ sung vitamin cho cơ thể.

>>Đọc thêm: giá phẫu thuật bấm mí mắt hàn quốc

Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org 
Thông tin liên hệ: 
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu 
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148 
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246 
Hotline: (+84 8) 66820246

 
Top