Răng em hàm dưới bình thường nhưng hàm trên hơi lộn xộn và còn có răng khểnh. Em muốn niềng răng để đều hơn. Nhưng em muốn niềng răng móm giữ lại răng khểnh có được không và chỉ niềng răng 1 hàm được không hay phải niềng cả 2 hàm ạ? Em cảm ơn! 

Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không?

Răng khểnh là một nét duyên mà được rất nhiều người yêu thích. Những chiếc răng khểnh mang lại sự thu hút cái nhìn từ người khác, khiến bạn thêm phần duyên dáng hơn. Nên khi quyết định niềng răng ắt hẳn bạn sẽ có cảm giác luyến tiếc, muốn giữ lại chiếc răng khểnh đó cho mình.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, cách xử lý tưởng như “vẹn cả đôi đường” kể trên lại không có giá trị đối với việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe răng miệng.


Nếu răng khểnh vẫn tồn tại thì bạn có niềng răng vẫn có nhiều nguy cơ gây bệnh lý răng miệng. Vì thế kẽ 3 răng vẫn được duy trì và tại kẽ răng này thức ăn rất dễ dắt vào làm hỏng răng, gây chứng hôi miệng, nha chu,… Bên cạnh đó, răng khểnh khó chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ, dễ bị viêm, chảy máu chân răng, tiêu ổ xương, gây cản trở trong việc sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng để làm sạch các mảng bám, thức ăn trên răng. 

Do đó, niềng bỏ răng khểnh vẫn được khuyến khích hơn là niềng răng giữ lại răng khểnh. Hơn nữa, răng khểnh chỉ duyên dáng và thích hợp khi bạn còn trẻ, về già sẽ không hợp chút nào.

Thời gian niềng răng tùy thuộc tình trạng sai lệch khớp cắn

Với trường hợp khi răng mọc chen chúc, răng hô vẩu, răng quá to hoặc mọc lệch lạc thì bác sĩ sẽ tùy trường hợp mà chỉ định có nhổ răng để tạo khe trống cho răng di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Mỗi kiểu sai lệch sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, thời gian niềng răng cũng khác nhau.


Tình trạng sai lệch khớp cắn không phải ai cũng giống nhau, cấp độ sẽ khác nhau tùy từng người. Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, cụ thể tình trạng răng miệng cho bạn, phát hiện các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu (nếu có) để chỉ định điều trị trước.
 
Top