Răng bị sâu là bệnh lý răng miệng rất phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến hàm răng. Sâu răng phá hoại răng nghiêm trọng kèm theo những cơn đau buốt thường xuyên. Xác định được nguyên nhân khiến răng bị sâu sẽ giúp việc tìm cách khắc phục phù hợp nhất. Khi không may bị mất răng, hãy thực hiện trồng
răng sứ thẩm mỹ để phục hình hiệu quả.
Thức ăn có đường là nguyên nhân gây sâu răng |
Sâu răng được coi là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân chính bao gồm vi khuẩn thường xuyên có trong khoang miệng. Trong đó Streptococcus mutans là thủ phạm chính, đồng thời chất bột và đường dính vào răng sau khi ăn sẽ lên men và biến thành axit do tác động của vi khuẩn gây sâu răng.
Vi khuẩn và mảng bám răng: mảng bám răng là một màng mỏng bám trên bề mặt răng có chứa nhiều vi khuẩn, các axit sinh ra từ các chất có trên mảng bám gây ra răng bị sâu.
Trong môi trường khoang miệng, răng được bao phủ bởi lớp màng dính glycoprotein có nguồn gốc từ nước bọt. Sau 2 giờ, các cầu khuẩn bắt đầu bám trên màng dính, sau 24 giờ có tới 95% các chủng vi khuẩn nuôi cấy được trên mảng bám. Các vi khuẩn thường xếp song song hoặc theo kiểu hàng rào bắt đầu từ lớp sâu của mảng bám.
Các chất đường từ thức ăn nhanh chóng khuyếch tán vào mảng bám được vi khuẩn chueyenr hóa thành aixt. pH mảng bám có thể giảm xuống rất thấp sau 10 phút bạn ăn đường, mật độ tập trung cao của vi khuẩn trên magr bám có vai trò quan trọng trong hiện tượng giảm pH nhanh chóng.
Nếu pH của mảng bám dưới 5,5 thì sẽ gây ra hiện tượng mất khoáng men răng, và đây là khởi đầu cho răng bị sâu.
Nguyên nhân gây răng sâu
- Đồ ănm thức uống chứa đường: là nguyên nhân làm gia tăng vi khuẩn gây sâu răng.Các loại carbohydrat khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau. Succrose có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác.
- Nước bọt: có vài trò trung hòa các axit và rửa trôi các chất bám trên răng, góp phần ngăn ngừa sâu răng. Vì thế, khi thiếu nước, miệng bị khô thì vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển mạnh. Nến uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày và có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
Tình trạng răng bị sâu nặng |
- Vệ sinh răng miệng kém: không chải răng sau khi ăn, không dùng nước súc miệng hoặc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng cũng khiến vi khuẩn lưu trú và sản sinh gây sâu răng. Thức ăn sẽ bị vi khuẩn phân hủy và phá vỡ men răng nhanh chóng.
- Răng bị nứt: trong quá tình ăn uống, nếu bạn nhai thức ăn quá cứng sẽ làm răng bị nứt hoặc do răng bị lão hóa sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong khiến răng bị sâu.
- Do tiếp xúc: dùng chung đũa, chén với người bị sâu răng có thể bị lây vì các vi khuẩn lây lan qua đường này rất dễ dàng.
Hãy phòng ngừa tình trạng răng bị sâu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, nên thăm khám răng định kì 6 tháng/lần để phát hiện sớm sâu răng. Để tránh các tác hại của sâu răng gây ra như viêm tủy, viêm chân răng, mất răng hãy đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt.
Cách tốt nhất để điều trị răng bị sâu mới chớm đó là trám răng, Bác sĩ sẽ nạo bỏ phần răng sâu và dùng vật liệu trám để lấp đầy khoảng trống men răng bị ăn mòn. Nếu răng sâu nặng và lan đến tủy, cần phải nạo sạch tủy bị viêm trong chân răng. Việc điều trị tủy cần thực hiện 3-4 lần, sau khi lấy tủy xong sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ răng.
Tg: Ngavvt