Trong mỗi chúng ta, chắc rằng ai cũng sẽ phải trải qua giai đoạn mọc răng khôn đầy khó chịu và có nguy cơ gặp một số biến chứng như răng mọc ngầm, mọc kẹt, mọc xiên, đâm ngang…. Vậy bạn có biết có nên nhổ răng khôn không? Nếu bạn chưa tìm thấy câu trả lời, thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Quan sát hiện tượng đỏ và sưng khi mọc răng khôn
Răng khôn cũng có thể làm đỏ và sưng trong lợi. Bạn cũng có thể dùng lưỡi cảm nhận các lợi bị sưng. Việc nhai thức ăn sẽ khó khăn hơn hoặc không thoải mái khi lợi bị viêm. Bạn có thể nhìn vào gương và dùng đèn pin dạng bút soi trong miệng.
- Khi nhìn vào miệng, bạn có thể thấy chút máu xung quanh chiếc răng khôn đang mọc, hoặc nước bọt có màu hơi đỏ. Hiện tượng này không phổ biến lắm nhưng cũng không hiếm gặp. Các nguyên nhân khác gây chảy máu có thể bao gồm các bệnh về lợi, viêm loét hoặc chấn thương miệng.
- Bạn có thể nhìn thấy một mảnh “vạt lợi” bên trên chiếc răng khôn đang mọc, còn gọi là vạt quanh thân răng. Hiện tượng này là tự nhiên và thường không gây ra vấn đề.
Mô lợi ở phía sau bị sưng có thế khiến bạn khó mở miệng ra. Có lẽ bạn phải uống nước bằng ống hút trong vài ngày.
- Có khả năng bạn sẽ thấy khó nuốt. Nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng viêm cho bạn uống trong vài ngày.
- Các răng khôn hàm dưới gần với hạch hạnh nhân có thể sưng lên, khiến bạn có cảm giác như bị cảm hoặc viêm họng.
Răng khôn là răng cuối cùng (sau cùng) ở mỗi hàm. Nhìn vào mặt trên răng đang xuyên qua lợi và quan sát xem mô lợi có đỏ hoặc sưng (gọi là viêm lợi) hơn các chỗ khác không. Hiện tượng sưng thường khỏi sau khoảng một tuần.
Cảnh giác với hiện tượng nhiễm trùng khi răng khôn mọc muộn
Răng khôn mọc một phần (còn gọi là răng mọc kẹt) và mọc vẹo làm tăng đáng kể rủi ro nhiễm trùng. Răng khôn mọc vẹo hoặc mọc kẹt có thể tạo ra các túi nhỏ bên dưới vạt quanh thân răng, nơi vi khuẩn khu trú và sinh sôi.
- Răng khôn bị nhiễm trùng thường đau theo kiểu âm ỉ, thỉnh thoảng kèm những cơn đau buốt và nhói.
- Mủ có màu xám trắng và hình thành từ các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch. Các tế bào chuyên biệt này đổ dồn tới nơi nhiễm trùng để tiêu diệt vi khuẩn và tạo thành mủ khi chúng chết đi.
- Hơi thở hôi cũng có thể do thức ăn bị kẹt lại và thối rữa bên dưới vạt quanh thân răng gây ra.
Các dấu hiệu nhiễm trùng thường thấy bao gồm: sưng nhiều, đau dữ dội, sốt nhẹ, sưng hạch ở cổ và dọc xương hàm, có mủ quanh mô bị viêm, hơi thở hôi và có vị khó chịu trong miệng.