Nhiều bố mẹ luôn quan tâm đến vấn đề trẻ em có thay răng cấm không? Những ảnh hưởng của chiếc răng cấm đối với sức khỏe của bé như thế nào? Hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi phí làm răng giả cố định được xác định bởi các yếu tố nào
Tìm hiểu chi phí làm răng giả cố định được xác định bởi các yếu tố nào
Răng cấm là gì?
Răng cấm hay còn được gọi là răng hàm lớn thứ nhất, chúng mọc từ rất sớm vào khoảng 6 tuổi. Chiếc răng này móc lên không thay thế chiếc răng sữa nào nhưng lại nằm ở vị trí quan trọng trên cung hàm. Đây là vị trí mà trọng tâm lực nhai đặt vào nhiều nhất.
Trẻ em mọc răng cấm có phải thay không*
Có thể thấy được nó là chiếc răng ăn nhai quan trọng trên cung răng. Những người không may bị mất răng cấm sẽ hiểu được tình trạng nghiêm trọng về ảnh hưởng tới khớp thái dương và các bệnh lý về khớp.
Trẻ em có thay răng cấm không?
Nhiều người thắc mắc mắc trẻ em có thay răng cấm không vì răng mọc rất sớm, ai cũng nghĩ đây chỉ là chiếc răng sữa bình thường. Trước hết bác sĩ khẳng định răng cấm không thay như bạn đã nghĩ. Bộ răng sữa của con người có tổng cộng 20 chiếc răng bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 chiếc răng hàm. Răng sữa mọc hoàn thiện khi bé mới 2 tuổi.
Và quan niệm răng sữa bị sâu không cần chữa trị của bạn cũng hoàn toàn sai lầm. Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn thì việc chữa đau răng cũng đều cần thiết. Bởi răng sữa sẽ là nền tảng cho răng vĩnh viễn mọc sau này.
Răng cấm hay còn gọi là răng số 6 là chiếc răng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ăn nhai. Răng cấm mọc khi bé được 6-7 tuổi, ở độ tuổi này trẻ em chưa tự ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng nên dẫn đến tình trạng sâu răng. Trường hợp con bạn bị sâu răng, tốt nhất bạn nên đưa bé đi chữa trị càng sớm càng tốt.
Bởi răng cấm bị sâu gây cho bé những cơn đau nhức, thêm vào đó bệnh có thể biến chứng, nặng hơn là mất răng. Việc mất răng cấm sẽ là tổn thất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của bé.
Thông thường, để chữa đau răng sâu bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng là cách chữa an toàn nhất cho bé. Đây là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không xâm lấn răng bởi bác sĩ chỉ sử dụng vật liệu nhân tạo để trám vào vùng răng bị sâu sau khi đã nạo bỏ sạch các mô gây đau răng bị tổn thương.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng cấm cho trẻ em
Cách vệ sinh răng miệng
Chải răng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chải răng ít nhất trong 2 phút. Cho trẻ chải răng với bàn chải lông mềm, thao tác làm sạch răng phải thật nhẹ nhàng.
Nên chú ý chăm sóc răng miệng tốt cho trẻ*
Hướng dẫn trẻ cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và chân răng. Sau khi chải răng, cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Hạn chế cho trẻ ăn uống những thực phẩm quá nhiều quá đường và tinh bột, chẳng hạn: Các loại kẹo, nước ngọt, bánh quy, chocolate, bánh kem, kem, khoai tây chiên, hoa quả sấy khô…
Nên cho trẻ ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng, bao gồm: các loại rau củ giòn, trái cây tươi, các loại cá, thịt gia súc – gia cầm, trứng, sữa, tôm, cua, ghẹ, các loại ngũ cốc thô,…
Thăm khám răng định kì
Mỗi năm, bạn nên đưa trẻ đi khám răng định kì từ 2 – 3 lần. Việc làm này sẽ giúp bạn và bác sĩ có thể theo dõi sát tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến vấn đề trẻ em có thay răng cấm không. Hi vọng rằng, với những gì mà chúng tôi chia sẽ, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.