Niềng răng bị tụt lợi là một trong những tác động không tốt đến quá trình dịch chuyển, sắp xếp các răng về lại đúng vị trí. Vậy, nguyên nhân do đâu, hậu quả như thế nào, có nên niềng răng bị tụt lợi không và cách khắc phục ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

---Thông tin bên lề: chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì?

Niềng răng là một giải pháp nha khoa giúp nắn chỉnh răng mọc lệch lạc, răng hô móm,…trở nên đều đặn, ngay thẳng trong thời gian dài. Trong quá trình niềng răng có thể xảy ra các trường hợp không mong muốn như sâu răng, răng bị mẻ vỡ, răng bị tụt lợi. Để tìm được cách khắc phục phù hợp cần phải xác định được nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi là phần lợi bị tụt hẳn xuống phía dưới chân răng làm lộ phần chân răng, khiến răng bị lung lay và gây ra những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Niềng răng bị tụt lợi thường do các nguyên nhân chính sau:

- Mảng bám vôi răng: quá trình niềng răng trong thời gian dài với việc sử dụng khí cụ nha khoa khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Nếu đánh răng không kỹ vi khuẩn từ thức ăn sẽ bám dính chặt vào trong chân răng và mô nướu, hình thành nên vôi răng gây viêm lợi và khiến lợi dần dần bị tụt xuống.
*** Tham khảo các thông tin niềng răng mất bao lâu từ bác sĩ tư vấn
Cách khắc phục niềng răng bị tụt lợi
Răng bị tụt lợi

- Chải răng không đúng cách: lực chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng hoặc đánh răng theo chiều ngang sẽ tạo ra ma sát lớn làm mòn men răng và ảnh hưởng đến vùng nướu, lợi có thể bị chảy máu và tụt xuống sâu.

- Bệnh lý răng miệng: trước khi niềng răng có thể bạn đã mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu nhưng bác sĩ không kiểm tra kỹ và tiến hành điều trị dứt điểm, dẫn đến quá trình niềng răng bị tụt lợi.

- Lực kéo từ khí cụ nah khoa: nếu răng bị yếu và khi bị xê dịch, kéo đẩy bởi các mắc cài trong khi niềng răng có thể khiến răng của bạn bị lung lay, tụt nướu. Hoặc bác sĩ điều chỉnh lực kéo đẩy của khí cụ không phù hợp, khiến các chân răng bị nép ép cũng khiến nướu bị tổn thương.

Cách khắc phục niềng răng bị tụt lợi
Khi gặp phải niềng răng bị tụt lợi, vùng lợi có dấu hiệu sưng đỏ hay đau rát hoặc chảy máu, bạn nên có những cách xử lý tại nhà cũng như điều chỉnh việc chăm sóc răng miệng hàng ngày:

- Những bệnh nhân đang trong quá trình niềng răng cần lưu ý đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải dành riêng cho người niềng răng. Đánh nhjw nhàng theo chiều thẳng đứng, tránh làm lung lay mắc cài.

- Sử dụng nước súc miệng được nha sĩ chỉ định để loại bỏ vi khuẩn bám trong kẽ răng, ngăn ngừa vôi răng hình thành cũng như giúp phòng ngừa tình trạng niềng răng bị tụt lợi.

- Hạn chế ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường, nhằm tránh tình trạng sâu răng tỏng khi niềng răng.

- Trước khi có ý định niềng răng nên tiến hành lấy vôi răng cũng như thông báo với bác sĩ về tình trạng răng miệng của mình. Thông thường, nếu bị tụt lợi trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị rồi mới tiến hành điều chỉnh nha khoa.

Để quá trình niềng răng an toàn cũng như xử lý tình trạng niềng răng bị tụt lợi nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi cũng là điều quan trọng giúp việc niềng răng an toàn.
Bài viết trích nguồn tại: suckhoesacdepmoinha.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top